Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes <p>Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất thuộc Trường Đại học Mỏ - Địa chất được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép hoạt động báo chí&nbsp;số 467/GP - BVHTT&nbsp;ngày 18 tháng 10 năm 2002 với số lượng xuất bản 4 số trong một năm, bằng tiếng Việt. Từ năm 2016, tạp chí đã phát triển lên 6 số/năm, trong đó có 2 số tiếng Anh.</p> <p>Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất là một tạp chí đa ngành, có nhiệm vụ đăng tải các công trình khoa học có chất lượng trong các lĩnh vực: Mỏ, Khoa học Trái đất, Dầu khí, Xây dựng, Cơ khí, Điện - Điện tử, Tự động hóa, Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Môi trường, Công nghệ thông tin và Kinh tế và Quản trị kinh doanh.</p> <p>Hiện nay, hội đồng biên tập của Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất bao gồm 46 nhà khoa học uy tín, có chuyên môn sâu bao trùm các lĩnh vực của tạp chí, trong đó gồm 19 nhà khoa học quốc tế từ các nước Mỹ, Đức, Pháp, Nauy, Balan, Rumania, Hy Lạp, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và 27 chuyên gia trong nước có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm; đồng thời sẽ không ngừng được bổ sung các nhà khoa học quốc tế trong thời gian tới. Quá trình phản biện kín, độc lập được thực hiện bởi 2 nhà khoa học trong và ngoài nước có cùng chuyên môn với nội dung bài báo. Quá trình biên tập, xuất bản được tiếp cận với các chuẩn khu vực và quốc tế.</p> <p>Trong quá trình phát triển, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất được đánh giá là một diễn đàn khoa học và kỹ thuật có uy tín cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế công bố và trao đổi các kết quả nghiên cứu mới trong các lĩnh vực có liên quan. Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý, các giảng viên, NCS, học viên cao học và sinh viên trong nước và quốc tế. Hiện nay, các bài báo đăng tải trong Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất đã được xét, tính điểm công trình khoa học trong nhiều Hội đồng Giáo sư Ngành/Liên ngành.</p> <p>Ngày 21 tháng 1 năm 2020, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dự án “Nâng cấp Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất để được gia nhập hệ thống trích dẫn Đông Nam Á&nbsp;<strong>-&nbsp;</strong>ACI” theo Quyết định số 201/QĐ-BGDĐT.</p> vi-VN jmes@humg.edu.vn () CN, 28 Th02 2021 00:00:00 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Phát triển chỉ số đất đô thị EBBI (Enhanced Built-up and Bareness Index) trên cơ sở kết hợp ảnh vệ tinh đa độ phân giải Landsat 8 và Sentinel 2 MSI https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/4 Phân loại đất xây dựng và đất trống khu vực đô thị trên ảnh viễn thám là một vấn đề rất khó khăn do sự phức tạp của lớp phủ bề mặt. Nhiều chỉ số đất đô thị đã được đề xuất nhằm nâng cao độ chính xác khi phân loại sử dụng đất/lớp phủ trên ảnh vệ tinh quang học. Kênh cận hồng ngoại (8a), kênh hồng ngoại sóng ngắn (kênh 11), ảnh Sentinel 2 MSI cùng kênh hồng ngoại nhiệt (kênh 10), ảnh Landsat 8 được sử dụng để tính chỉ số EBBI. Bài báo này trình bày một phát triển của chỉ số EBBI (Enhanced Built-up and Bareness Index) trên cơ sở kết hợp ảnh vệ tinh đa độ phân giải Landsat 8 và Sentinel 2. Kết quả nhận được cho thấy, việc kết hợp ảnh vệ tinh Landsat 8 và Sentinel 2 giúp nâng cao độ phân giải không gian của ảnh chỉ số EBBI, từ đó nâng cao độ chính xác khi phân loại đất trống và đất xây dựng lên khoảng 5% so với phương án chỉ sử dụng ảnh Landsat 8. Trịnh Lê Hùng (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/4 CN, 28 Th02 2021 08:01:00 +0700 Phân loại lớp phủ bề mặt khu công nghiệp Bắc Thăng Long bằng phương pháp phân loại hướng đối tượng sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao Worldview-2 https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/8 Phân loại lớp phủ/sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh độ phân giải cao thường gặp phải khó khăn là do sự phức tạp của bề mặt đất, nhất là đối với các khu vực đô thị. Mỗi pixel trên ảnh có thể chứa nhiều đối tượng khác nhau, hoặc bị ảnh hưởng bởi bóng của cây và các công trình xây dựng. Bài báo này sử dụng phương pháp phân loại hướng đối tượng trong việc phân loại lớp phủ nhân tạo ở khu công nghiệp sử dụng tư liệu ảnh Worldview-2 có độ phân giải không gian 1,8 m. Việc chiết tách các loại hình lớp phủ/sử dụng đất dựa vào việc phân cấp các đối tượng theo đặc trưng phổ phản xạ, chỉ số hình dạng, vị trí các đối tượng, độ sáng, chỉ số thực vật NDVI và mật độ các đối tượng mang lại hiệu quả cao về chất lượng kết quả phân loại. Kết quả phân loại lớp phủ/sử dụng đất ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long từ dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao Worldview-2 đạt được độ chính xác cao được thể hiện qua sai số toàn bộ (0,85) và chỉ số Kappa (0,81). Lê Thi Thu Hà (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/8 CN, 28 Th02 2021 09:38:00 +0700 Xác định giá trị hàm truyền điều biến (MTF) phục vụ đánh giá chất lượng ảnh vệ tinh VNREDSat-1, sử dụng bãi thử cố định https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/6 MTF là yếu tố để đánh giá chất lượng ảnh liên quan đến độ tương phản và sắc nét của thiết bị chụp ảnh, do đó liên quan trực tiếp đến độ phân giải không gian. Do vậy, việc đảm bảo chất lượng ảnh là một công tác quan trọng, đặc biệt là đối với các vệ tinh nhỏ có độ phân giải không gian cao. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp cạnh nghiêng đối với bãi thử nhân tạo cố định và dữ liệu ảnh VNREDSat-1 có độ phân giải không gian kênh toàn sắc là 2,5 m để thực hiện ước tính giá trị MTF. Giá trị MTF trong suốt 5 năm hoạt động trung bình khoảng 0,2 so với giá trị giới hạn là 0,08 (đối với bãi thử tại Salon de Provence, Pháp, giá trị MTF dao động từ 0,16÷0,27 theo hướng vuông góc với hướng bay của vệ tinh và 0,16÷0,25 theo dọc hướng bay; và tại bãi thử Buôn Ma Thuột lần lượt là 0,16÷0,23 và 0,20÷0,24; độ phản xạ của hai bãi thử này là tương đương nhau)đã chứng minh rằng chất lượng ảnh được đảm bảo trong suốt tuổi thọ thiết kế của vệ tinh; hơn thế nữa, chúng còn là cơ sở để Việt Nam hoàn thiện các quy định về kiểm định và hiệu chỉnh hệ thống vệ tinh quang học trong tương lai khi đã có riêng một bãi thử. Nguyễn Minh Ngọc (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/6 CN, 28 Th02 2021 10:32:00 +0700 Định vị trí và giá cho từng thửa đất sử dụng ArcGIS Engine https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/3 Định giá đất đến từng thửa đất là một nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai. Giá đất được quy định cho từng tuyến đường. Ở mỗi tuyến đường giá đất được xác định theo vị trí 1, 2, 3 và 4. Thửa đất được xác định thuộc vị trí nào tùy thuộc khoảng cách di chuyển từ thửa đất đến tuyến đường gần nhất và độ rộng nhỏ nhất của hẻm đã di chuyển qua,… Nhiệm vụ định giá đất trở nên nặng nề do số lượng thửa đất cần xác định giá rất lớn. Để giảm nhẹ gánh nặng này cho những người làm công tác định giá đất, một mô hình xử lý từng bước được phát triển để tự động xác định cấp vị trí của thửa đất. Sử dụng thư viện ArcGIS Engine và ngôn ngữ lập trình VB.NET, các bước thực hiện trong mô hình đề xuất được xây dựng thành các chức năng trong một mô-đun chuyên biệt phục vụ định giá đất. Kết quả thực nghiệm áp giá đất lên phường Tam Hiệp, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho thấy 91,73% thửa đất đã được tự động phân vị trí giống với vị trí trên bản đồ vị trí đất đã ban hành. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ tính hữu hiệu và đúng đắn của mô hình trong xác định tự động vị trí và giá của thửa đất. Trần Trọng Đức (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/3 CN, 28 Th02 2021 11:59:00 +0700 Ứng dụng kiểm định thống kê xác định điểm không ổn định trong lưới cơ sở quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/5 Bài báo giới thiệu một phương pháp tìm điểm không ổn định của lưới cơ sở trong quan trắc chuyển dịch ngang công trình dựa trên thuật toán kiểm định thống kê. Đối với công tác xử lý số liệu lưới quan trắc chuyển dịch ngang công trình, việc xác định và hiệu chỉnh điểm lưới cơ sở không ổn định là một bước rất quan trọng, không thể thiếu vì nó quyết định đến việc tính toán lượng chuyển dịch của các điểm quan trắc. Phương pháp này hiện đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng hiện chưa được áp dụng ở Việt Nam, và được thực hiện dựa trên hai bước cơ bản gồm kiểm nghiệm tổng quát và kiểm nghiệm cục bộ. Kiểm nghiệm tổng quát là để xác định xem mạng lưới có điểm không ổn định hay không. Kiểm định cục bộ dựa trên việc chia nhóm để tìm ra điểm không ổn định trong lưới. Tính toán thực nghiệm được thực hiện cho hai chu kỳ đo lưới cơ sở quan trắc chuyển dịch ngang Thủy điện Hòa Bình. Thuật toán đã xác định được hai điểm không ổn định trong tổng số sáu điểm của lưới. Kết quả này hoàn toàn thống nhất với phương pháp phân tích độ ổn định của mốc lưới cơ sở theo tiêu chuẩn TCVN9399: 2012. Qua đó cho thấy, hoàn toàn có thể ứng dụng phương pháp phân tích độ ổn định các mốc lưới dựa trên bài toán kiểm định thống kê trong thực tế sản xuất trắc địa ở Việt Nam. Phạm Quốc Khánh (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/5 CN, 28 Th02 2021 12:51:00 +0700 Đánh giá biến động lớp phủ thực vật dựa trên phân tích chuỗi thời gian với Apache Spark và RasterFrames https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/7 Dữ liệu không gian lớn có khối lượng lớn và phức tạp, không thể được thu thập, quản lý và xử lý bằng các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống trong thời gian ngắn. Các nền tảng xử lý dữ liệu này trong nhiều trường hợp chỉ giới hạn ở dữ liệu vectơ. Tuy nhiên, dữ liệu raster được tạo ra bởi các cảm biến trên số lượng lớn vệ tinh hiện nay cần được xử lý song song trên môi trường cụm. Bài báo giới thiệu phương pháp xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh sử dụng thư viện RasterFrames trên nền tảng Apache Spark. Thư viện RasterFrames xử lý dữ liệu raster cho Python, Scala và SQL, mang sức mạnh của Spark DataFrames vào việc truy cập dữ liệu quan sát Trái đất (Earth Observation), điện toán đám mây và khoa học dữ liệu. Trong phần thực nghiệm, chỉ số thực vật NDVI và sự thay đổi giá trị trung bình của NDVI theo chuỗi thời gian đã được tính toán để chỉ ra sự biến đổi lớp phủ thực vật tại khu vực tỉnh Phú Thọ từ năm 2013÷2015. Các kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo trong đánh giá sự biến đổi về thời tiết, khí hậu, môi trường của khu vực nghiên cứu trong khoảng thời gian đó. Nguyễn Thị Mai Dung, Vũ Thị Hoài Thu (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/7 CN, 28 Th02 2021 13:35:00 +0700 Đặc tính môi trường oxy hóa - khử của granitoid khối Ngọc Tụ và tính chuyên hóa địa hóa của chúng https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/12 Trạng thái oxy hóa - khử của magma nói chung và granitoid nói riêng có ý nghĩa quan trọng khi xác định tiềm năng sinh khoáng của thể magma. Điều kiện oxy hóa - khử giúp cho việc luận giải tính chuyên hóa địa hóa không chỉ theo mức hàm lượng mà dựa cả vào hành vi địa hóa của nguyên tố. Việc nghiên cứu bao thể nguyên sinh của magma bằng phương pháp địa hóa nhiệt áp trên thiết bị RAMAN đã xác định granitoid khối Ngọc Tụ mang đặc tính oxy hóa được chỉ thị bởi các bao thể nguyên sinh giàu CO2. Điều kiện này cho thấy granitoid khối Ngọc Tụ không thuận lợi cho tính chuyên hóa sinh khoáng của Sn nhưng có thể thuận lợi cho việc di chuyển Mo, W từ dung thể magma vào dung dịch quặng. Đỗ Đức Nguyên (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/12 CN, 28 Th02 2021 14:36:00 +0700 Đặc điểm thành phần thạch học và cấu trúc các đá phiến chứa granat của hệ tầng Nậm Cô, khu vực Sơn La, đới khâu Sông Mã, Tây Bắc Việt Nam https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/13 Các đá phiến chứa granat thuộc hệ tầng Nậm Cô, khu vực Sơn La có tổ hợp cộng sinh khoáng vật bao gồm granat, chlorit, albit, thạch anh và muscovit, đi cùng với các khoáng vật phụ như apatit, zircon, monazit, xenotin, ilmelit. Tổ hợp muscovit và chlorit cấu thành mặt phiến chính trong đá (Sn). Albit và granat có cấu trúc là các hạt ban tinh, kích thước lần lượt từ 0,2÷1,0 mm và 0,5÷1,2 mm. Các ban tinh albit thường có giàu các thể tù là các khoáng vật có trước như thạch anh, muscovit, chlorit, zircon, granat, các khoáng vật này sắp xếp định hướng bên trong albit tạo thành dấu vết của mặt phiến có trước (Sn-1). Ban tinh granat thường nghèo các thể tù, bị biến đổi ở rìa và bị thay thế bởi khoáng vật thứ sinh như biotit, chlorit. Ban tinh granat có sự thay đổi thành phần từ trong nhân ra ngoài rìa, được thể hiện bởi sự giảm dần của thành phần spessatin tương ứng với sự tăng dần của thành phần almandin. Granat dạng thể tù trong ban tinh albit có thành phần tương đối đồng nhất, với thành phần giàu almandin và nghèo spessatin, pyrop và grossula. Đặc điểm thành phần khoáng vật và cấu trúc trên cho thấy có ít nhất 2 pha biến chất và biến dạng chính đã tác động lên các đá pelit trong khu vực. Bùi Vinh Hậu (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/13 CN, 28 Th02 2021 15:31:00 +0700 Sử dụng mô hình thực nghiệm để nghiên cứu các tính chất của bê tông chất lượng cao hạt mịn https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/11 Bài báo đã sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm bậc hai để dự đoán và mô phỏng ảnh hưởng của tỷ lệ nước – xi măng (N/X) và cát – chất kết dính (C/CKD) đến các hàm mục tiêu là độ chảy xòe của hỗn hợp bê tông và cường độ nén của mẫu bê tông chất lượng cao hạt mịn (BTCLCHM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ nguồn vật liệu ở Việt Nam có thể chế tạo được BTCLCHM với độ chảy xòe trong côn mini là 18,5 cm, cường độ nén và cường độ kéo khi uốn ở tuổi 28 ngày lần lượt là 68,5 MPa và 6,13 MPa. Mặt khác, từ các hàm mục tiêu chỉ ra rằng cả hai biến N/X và C/CKD đều có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình thực nghiệm. Sử dụng phần mềm Matlab đã biểu diễn được các bề mặt biểu hiện và đường đồng mức của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, giá trị cường độ nén lớn nhất tại tuổi 28 ngày của mẫu BTCLCHM được xác định là 69,84 MPa tại N/X=0,326 và C/CKD=1,315. Đóng góp của nghiên cứu này là thu được các hàm hồi quy để dự đoán các tính chất cơ – lý của BTCLCHM sẽ sử dụng trong các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. Tăng Văn Lâm, Vũ Kim Diến, Ngô Xuân Hùng (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/11 CN, 28 Th02 2021 16:02:00 +0700 Nghiên cứu ảnh hưởng tải trọng động đến ổn định của đường lò chuẩn bị nằm trong khu vực lò chợ hoạt động https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/15 Do ảnh hưởng tải trọng động trong khu vực lò chợ hoạt động ứng suất trong khối đá phân bố phức tạp tiểm ẩn nguy cơ gây mất ổn định đối với hệ thống đường lò chuẩn bị trong khu vực này. Trong bài báo với sự trợ giúp của phần mềm Flac3D, đã tiến hành mô phỏng hai phân tầng khai thác liền kề với kích thước trụ bảo vệ tự nhiên để lại là 5 m. Từ kết quả mô phỏng, tiến hành phân tích ảnh hưởng gương lò chợ khai thác phía trên ảnh hưởng đến quy luật ứng suất biến dạng khu vực nền lò chợ phía dưới; phân tích ảnh hưởng quá trình khai đào đường lò và quá trình khấu than của gương lò chợ phía dưới đến quy luật phân bố ứng suất, biến dạng khối đá xung quanh đường lò chuẩn bị. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong quá trình chịu ảnh hưởng tải trọng động ứng xử cơ học của khối đá xung quanh đường lò chuẩn bị thể hiện tính dịch chuyển, tính biến động, tính giai đoạn. Dịch chuyển trên biên lò chuẩn bị trong cả hai trường hợp khai đào và khai thác đều cho thấy chuyển vị nóc và hông trái lớn hơn hông phải và nền. Do vậy, khoảng cách giữa đường lò chuẩn bị và không gian khai thác trống cần tính toán đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Phạm Thị Nhàn (Tác giả) Copyright (c) 2021 Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất https://jmes.humg.edu.vn/ojs31/index.php/jmes/article/view/15 CN, 28 Th02 2021 17:40:00 +0700